Bạn đang ở đây

Công viên Tao Đàn vào danh sách nơi ám ảnh nhất thế giới

Chuyên trang du lịch Rough Guides liệt kê công viên Tao Đàn cùng câu chuyện về oan hồn chàng trai chết trẻ ở đây vào top địa điểm ám ảnh trên thế giới cùng nhiều địa danh khác.

Công viên Tao Đàn, Việt Nam 

Với 10 ha vườn được che phủ bởi bóng cây cao, công viên Tao Đàn mang đến không gian yên tĩnh cạnh những đường phố ồn ào ở TP HCM. Nhưng khi mặt trời lạnh, không khí nơi đây khiến nhiều người "lạnh gáy". Người ta đồn rằng hồn ma của một thanh niên trẻ bị giết chết trong công viên vẫn lởn vởn ở đây tìm kiếm người yêu thất lạc của anh. 



Tu viện Christchurch, Anh 

Những lời đồn kể rằng các linh hồn nhà sư bị tra tấn ở Christchurch, đi lang thang trong khắp tu viện trên bờ biển miền nam nước Anh. Đường phố gần đó luôn bị các bóng ma rình rập. 


[IMG]



Lâu đài Château de Brissac, Pháp 

Trong khung cảnh thanh bình của thung lũng Loire, lâu đài Château de Brissac ẩn chứa câu chuyện khủng khiếp. Vào thế kỷ 15, nhà quý tộc Jacques de Brézé phát hiện vợ mình dan díu với tình nhân ngay trong lâu đài. Ông nổi giận, rút gươm chém chết hai người. Từ đó, người ta luôn nghe thấy những tiếng hét vang vọng, rợn người phát ra từ lâu đài. 


[IMG]


Tu viện Kloster Unterzell, Đức 

Nữ tu Bavari Maria Renata von Mossau là một trong những người cuối cùng ở Đức bị hành hình vì nghi ngờ là phù thủy. Sau khi thừa nhận hàng loạt các "tội ác" tà thuật, Maria bị chặt đầu và mang đi thiêu. Hơn 260 năm sau đó, người dân vẫn thấy linh hồn cô đi lại trong những hành lang ở Kloster Unterzell. 


[IMG]


Lawang Sewu, Indonesia 

Thực dân Hà Lan xây dựng Lawang Sewu và Nhật Bản đã biến nơi đây thành nhà giam tàn bạo, nơi các tù nhân bị thẩm vấn và tra tấn dã man. Ngày nay, du khách đến đây để săn tìm hồn ma tù nhân ai oán trong các tháp mục nát và mái vòm. Năm 2007, nơi đây trở thành cảnh quay trong bộ phim kinh dị nổi tiếng ở Indonesia. 


[IMG]



Đỉnh Everest, Nepal 

Nhiều nhà leo núi lên đỉnh Everst đều bị ném trứng một cách bí hiểm được cho là từ hồn ma của Andrew Irvine, người đã biến mất trong hành trình chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới năm 1924. Thi thể bạn đồng hành của Andrew được tìm thấy năm 1999 còn thi thể của ông vẫn mất tích cho đến ngày nay. 


[IMG]


Akershus Festning, Na Uy

Akershus Festning là tên gọi của pháo đài Oslo, nơi từng được sử dụng như một lâu đài để ở, một nhà tù và cơ sở của Đức quốc xã trong thời gian xâm chiếm Na Uy. Hồn ma đáng sợ nơi này là của một chú chó bị chôn sống trong thời Trung cổ, nhằm xua đuổi những kẻ xâm nhập. Theo lời dồn đại, đến khi chết linh hồn chú chó vẫn làm nhiệm vụ "canh gác" lâu đài. 


[IMG]


Nông trường Myrtles, Mỹ 

Trong những năm 1800, một nô lệ đầu độc chết gia đình chủ đồn và cũng bị treo cổ vì tội ác đã gây ra. Kể từ đó, linh hồn cô và những đứa trẻ đã chết vẫn lang thang khắp nơi quanh khu nhà trong nông trường. 



[IMG]


Nghĩa trang Highgate, London 

Với những con đường lót đá phủ rêu xanh, nghĩa trang Highgate là nơi an nghỉ cuối cùng của khoảng 170.000 người, trong đó có nhà triết học Karl Marx. Trong những năm 1970, nghĩa trang rộ lên tin đồn có "ma cà rồng" hút máu, lục lọi các xác chết ở đây. 


[IMG]


Lâu đài Hảo Vọng, Nam Phi 

Là một trong những tòa nhà cổ nhất và cũng là nơi ám ảnh nhất Nam Phi, lâu đài Hảo Vọng được xây dựng bởi công ty Đông Ấn, Hà Lan vào thế kỷ 17. Lâu đài hình ngôi sao được sử dụng làm nhà tù, nơi các tù nhân bị tra tấn dã man và hành quyết. Ngày nay, mỗi khi trời tối, nhân viên bảo vệ ở đây vẫn nhận được những cuộc điện thoại "lạnh người" rên rỉ tiếng kêu cứu. 


[IMG]


Tu viện St Agnes, Praha

Một tu sĩ bị hại ở tu viện St Agnes được cho là vẫn chưa thể siêu thoát. Hàng ngày, linh hồn của cô ẩn hiện trong tu viện, khiến nhiều du khách khiếp sợ khi đến đây. Đôi khi cô xuất hiện với nụ cười dịu dàng nhưng cũng có lúc hiện ra trong bộ dạng máu me, kêu khóc thảm thiết. 


[IMG]


Lâu đài Corvin, Transylvania 

Vlad Impaler, vị vua khát máu đã giam giữ nhiều tù nhân trong lâu đài Corvin. Sự tàn ác của vị vua và nỗi ai oán của những tù nhân được cho là nguyên nhân lâu đài bị ám bởi các hồn ma thỉnh thoảng xuất hiện đáng sợ dưới ánh nến. 


[IMG]




Những lời đồn về các bóng ma của cung phi chết oan lưu lại Tử Cấm Thành vẫn không thể ngăn lượng du khách ngày càng đông tới tham quan.



[IMG]


Đảo Achill, Ireland

Gần 100 khu nhà đá bị bỏ hoang dưới chân ngọn núi trên đảo Achill. Các tòa nhà có ít nhất 800 năm tuổi, không có người ở từ đầu thế kỷ 20. Du khách đến đây cắm trại thường bị những đàn mèo lạ tấn công và chứng kiến nhiều hiện tương ma quái đáng sợ.



[IMG]




Gần 100 khu nhà đá bị bỏ hoang dưới chân ngọn núi trên đảo Achill. Các tòa nhà có ít nhất 800 năm tuổi, không có người ở từ đầu thế kỷ 20. Du khách đến đây cắm trại thường bị những đàn mèo lạ tấn công và chứng kiến nhiều hiện tương ma quái đáng sợ.



[IMG]


Tàu điện ngầm London, Anh 

Tàu điện ngầm lâu đời nhất thế giới ở Anh có hơn 150 năm để "tích lũy" các câu chuyện ma quái. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, tại trạm Bethnal Green, 173 người dân đã bị nghiền nát ở đây do hoảng loạn khi nghe tin đồn có không kích. Nhiều năm trôi qua, những nhân viên làm việc tại trạm này vẫn thỉnh thoảng nghe thấy tiếng la hét vang vọng.



[IMG]


Ngọn hải đăng St Augustine, Mỹ 

Ngọn hải đăng St Augustine, bang Floria là điểm đến cho các "thợ săn ma" và những người hiếu kỳ về câu chuyện ma quái. Người dân địa phương khẳng định họ nghe thấy những tiếng cười man rợ và thỉnh thoảng nhìn thấy đôi mắt mở to trong tháp. Một gia đình đã chết thảm khi thi công xây dựng ngọn hải đăng. Những hồn ma xuất hiện được là của người đàn ông và con gái ông ta.



[IMG]


Nghĩa trang Greyfriad Kiryard, Anh 

Năm 1999, một người vô gia cư đột nhập vào quan tài tại nghĩa trang Edinburgh chỉ để tìm chỗ ngủ. Ngay sau đó, những người đi qua nghĩa trang đều bị thương một cách kỳ lạ, xuất hiện các vết xước không rõ nguyên nhân hay gãy móng tay. Vài năm sau, đoàn khách du lịch 140 người tới tham quan nghĩa trang cũng xảy ra chuyện. Từ đó, chính quyền thành phố quyết định niêm phong Greyfriad Kiryard.



[IMG]

 

Theo Vnexpress

people like INLOOK.VN fanpage