Bạn đang ở đây

Làn sóng phải đối dự luật SOPA chuyển sang offline

Google tự "kiểm duyệt" logo của hãng bằng dải băng đen, Wikipedia không cho truy cập các bài viết tiếng Anh để mọi người cảm nhận viễn cảnh không còn cơ hội tìm kiếm thông tin miễn phí trên mạng "khủng khiếp" thế nào.
>> Canon 1DX đọ sức với Nikon D4
>> Transformer Prime gặp lỗi khi nâng cấp lên Android 4.0
>> Smartphone chip lõi kép giá 4 triệu đồng

Trong khi đó, khoảng 2.000 người đã tụ tập ở Manhattan, New York (Mỹ) để phản đối dự luật SOPA (Stop Online Piracy Act) và PIPA (Protect IP Act) liên quan đến vấn đề vi phạm bản quyền trên Internet đang được Quốc hội Mỹ xem xét. Họ cho rằng nếu được thông qua, Internet sẽ chẳng khác nào một ốc đảo.
 

Khi tra cứu trên Wikipedia, người dùng được chuyển sang trang mới với thông điệp:
Khi tra cứu trên Wikipedia, người dùng được chuyển sang trang mới với thông điệp: "Hãy hình dung một thế giới không có tri thức miễn phí".

 

SOPA và PIPA cho phép chính phủ Mỹ có quyền ngắt kết nối tới các website có máy chủ đặt ở bên ngoài nước này nếu bị buộc tội chia sẻ nội dung lậu, yêu cầu các công ty thẻ tín dụng và quảng cáo trực tuyến ngừng làm ăn với website đó cũng như xóa kết quả tìm kiếm trên Google.
 

Ngược lại, phe tán thành SOPA cũng không nao núng. Các nhà sản xuất nội dung, các công ty phần mềm... đã gửi đi hàng nghìn e-mail tới các cơ quan truyền thông, tung ra vô số thông cáo báo chí nói rằng họ sẽ "ủng hộ hết mình" để hai dự luật được phê chuẩn. Cuộc chiến này sẽ kéo dài ít nhất đến tuần sau khi Thượng viện Mỹ lên lịch biểu quyết thông qua PIPA.
 

Biểu tình chống dự luật Internet lan từ online sang offline

 

Hình ảnh các trang web trong ngày chống SOPA.
 

Biểu tình chống dự luật Internet lan từ online sang offline

Hình ảnh biểu tình phản đối SOPA tại Mỹ.

Theo VNE

people like INLOOK.VN fanpage