Bạn đang ở đây

Nên khép lại vụ "nhà sư hoàn tục"

Chúng tôi cũng muốn kết thúc loạt bài này ở đây, mà không truy cứu hay đăng tải thêm nữa, bởi chúng tôi nghĩ như thế là quá đủ. Từ đây, độc giả nên thấy những cái đẹp, cái văn minh hơn, thấy cuộc sống được cha mẹ trao tặng là vô cùng quý giá để cùng nhau sống một cuộc sống có ích và có ý nghĩa thay vì bận lòng và thất vọng vì những con người không - đáng – để - quan – tâm thêm nữa.

Một sự kiện được xem là “chấn động” giới Phật tử Việt Nam, khi mà hơn 80% dân số Việt Nam theo truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên và lạy Phật. Hiên nay, tràn lan trên mạng là hình ảnh ăn chơi, thác loạn được xem là của “sư thầy hoàn tục” Thích Pháp Định kèm theo là hàng ngàn bình luận nhiếc móc, xỉ vả và nói về niềm tin đang bị xói mòn. Có lẽ khi niềm tin càng nhiều thì sự thất vọng sẽ càng lớn, và đó cũng là lý do xuất phát biết bao lời bình luận đầy gay gắt vừa qua.

Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ dừng lại và còn nhận được sự cảm thông của người dân Việt Nam theo đạo Phật vốn dĩ rất vị tha và hiền lành, nếu như nhà sư này không tiếp tục gây sự chú ý bằng những cuộc phỏng vấn dài hơi trong thời gian “biệt chúng”. Thật nực cười khi anh ta nghĩ rằng ý nghĩa của từ “biệt chúng” tức là không tiếp xúc với người đời chứ đâu có cấm cản anh trả lời qua điện thoại, email hay web chat? Mọi chuyện cũng sẽ dừng lại, nếu như anh ta tự nguyện “hoàn tục” sau sự cố “khóa môi” với ông hoàng nhạc Việt và những cuộc đấu khẩu đốp chát nhau sau đó để trả lại sự trong sạch cho nhà Phật. Người đời cũng sẽ cười nhạt mà bảo rằng: ôi, chỉ là một ông thầy chùa lạc lối và phạm sai lầm, hãy để anh ta có thời gian mà bình tâm suy nghĩ, nếu có duyên thì sẽ trở về cửa Phật sáu lần còn lại.

Thay vào đó, anh ta, với tư cách một người thường, tiếp tục gây sóng gió bằng cách trách móc kẻ khóa môi là một kẻ độc ác, vu oan để một nhà sư mồ côi, nghèo khổ, chỉ biết hướng về cửa Phật phải chịu nỗi nhục nhã gièm pha của người đời, và những ngày không nơi nương tựa với vỏn vẹn 50.000 đồng. Để rồi, khác nào một kẻ dối trá và lừa lọc khi bị phát hiện vẫn ở trong chùa, vẫn cười tươi và sống tốt mỗi ngày, vẫn đầy đủ ngày 3 bữa ngon với Ipad và hàng hiệu, có lúc cười cả vào mặt những người đã từng cảm thông với mình bằng những lời chế giễu như là “Nói vậy cho shock chơi, ai bảo họ tin?”. Để rồi, chính những người giao du với anh ta cũng không thể chấp nhận được bộ mặt và hành động thực sự của anh ta dưới lốt một thầy tu và gửi cả hình ảnh và đoạn ghi âm chat sex cho báo chí. Trách sao được giới truyền thông mổ xẻ và soi mói? Trách sao được dư luận gièm pha và phẫn nộkhi thấy những hình ảnh quá ư là trần tục, những lời nói quá ư là tục tĩu của một “nhà sư” quy y nơi cửa Phật, tụng niệm cho chúng sinh. Thử hỏi một người như vậy có xứng đáng được gọi là “sư thầy”? Và còn rất nhiều những lời kể khác, của anh, của người thân anh, của đồng môn anh nhưng chúng tôi không tiện liệt kê ra đây, bởi vì tôi tin rằng, bạn đọc rất sáng suốt khi xâu chuỗi và đọc lại các sự kiện để thấy rằng đâu là “con sâu” đang làm rầu “nồi canh”?

Không ngoài mục đích giúp cho độc giả hiểu rõ bản chất sự việc và cảnh tỉnh Phật tử, những người vốn rất từ bi. Tôi thiết nghĩ cũng như nhiều tôn giáo khác, Phật dạy chúng ta hướng đến cái Chân- Thiện- Mỹ và loại trừ cái xấu để hướng đến một cuộc sống hòa bình, tươi đẹp và nhân văn hơn. Chúng ta có thể tha thứ cho những kẻ quay đầu nhưng không thể im lặng trước những điều không tốt đang diễn ra trước mắt. Im lặng, có khác gì là “thỏa hiệp”?

Chúng tôi cũng muốn kết thúc loạt bài này ở đây, mà không truy cứu hay đăng tải thêm nữa, bởi chúng tôi nghĩ như thế là quá đủ. Từ đây, độc giả nên thấy những cái đẹp, cái văn minh hơn, thấy cuộc sống được cha mẹ trao tặng là vô cùng quý giá để cùng nhau sống một cuộc sống có ích và có ý nghĩa thay vì bận lòng và thất vọng vì những con người không - đáng – để - quan – tâm thêm nữa.

 

Lam Thanh/ Inlook.vn

people like INLOOK.VN fanpage