Bạn đang ở đây

Bộ Công an dừng cấp chứng minh thư ghi tên cha mẹ

Ngày 21/8, Bộ Công an phát đi thông báo ý kiến của Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ về việc tạm dừng triển khai thông tư mẫu Chứng minh nhân dân mới có ghi họ tên cha mẹ.
 

Sẽ dừng cấp CMND mẫu mới có ghi tên cha mẹ

Mẫu chứng minh thư mới với việc ghi tên cha, mẹ người được cấp.

 

Ông Lê Hồng Sơn cũng bình luận: “Đây là sự phản ứng kịp thời, nhạy bén của các cơ quan có thẩm quyền”. Nhân dịp này, PV Báo LĐ đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Hồng Sơn về vấn đề này.

Trước thông tin mẫu CMND mới bắt buộc ghi tên cha, mẹ người được cấp, dư luận xã hội và ý kiến của nhiều chuyên gia đã cho rằng không phù hợp với Công ước về Quyền trẻ em năm 1989 mà VN đã ký kết và Bộ luật Dân sự 2005. Xin ông cho biết ý kiến?

- Cá nhân tôi cũng đồng tình cho rằng việc đưa thông tin về cha, mẹ của một người vào CMND là không phù hợp với các quy định về bảo vệ quyền trẻ em trong Công ước về Quyền trẻ em. Đồng thời theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2005 về quyền bí mật đời tư thì người mẹ có quyền giữ kín thông tin về người cha và nếu thủ tục hành chính yêu cầu ghi tên cha, mẹ đứa bé thì sẽ xâm phạm bí mật đời tư. Cũng có ý kiến khác nêu thực tế hiện nay, có một số trường hợp “nhạy cảm” mà việc bắt buộc phải ghi (hoặc để trống) tên cha, mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người được cấp CMND. Như trường hợp do hoàn cảnh đặc biệt mà khi công dân ra đời việc xác định họ tên cha, mẹ là không thể như thụ tinh nhân tạo, sinh ra trong ống nghiệm, bà mẹ đơn thân sinh con và nuôi con một mình…

Thưa ông, nội dung của thông tư 27 của Bộ CA quy định về mẫu CMND mới thực chất là việc thực hiện quy định tại Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 3.2.1999 của Chính phủ về CMND và Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19.11.2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05. Như vậy, quy định ghi họ tên cha, mẹ tại thông tư 27 là có căn cứ pháp lý.

- Đúng vậy! Khi xem xét nội dung của thông tư 27, chúng tôi thấy nội dung của nó dựa trên cơ sở quy định tại Nghị định số 170. Nếu xét về căn cứ pháp lý trực tiếp thì thông tư phù hợp với nội dung nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên khi xem xét rộng hơn, đối chiếu với các căn cứ pháp lý khác cao hơn, chúng tôi lại thấy nội dung của thông tư số 27 cũng có vấn đề phải xem xét về tính hợp pháp, đó là quy định của Công ước về Quyền trẻ em 1989, Bộ luật Dân sự 2005, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004… Mặt khác, nếu xem xét tính hợp lý thì một số nội dung của thông tư số 27 cũng cần phải được xem xét, xử lý trong tổng thể với Nghị định số 05 và Nghị định số 170 của Chính phủ.

Về vấn đề này, ngày 10.8, Cục Kiểm tra VBQPPL đã có văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Cục đã nêu ý kiến: “Bộ Tư pháp cần tổ chức trao đổi, thảo luận kỹ về quá trình soạn thảo, thẩm định, thông qua Nghị định số 05 và Nghị định 170. Đặc biệt, cần xem xét kỹ tính hợp pháp đối với nội dung quy định về việc ghi tên cha, mẹ của công dân vào CMND tại Nghị định 05 và Nghị định 170. Đồng thời, đề nghị bộ trưởng cho kiểm tra lại quan điểm của Bộ Tư pháp khi tham gia soạn thảo cũng như thẩm định dự thảo hai nghị định trước khi trình Chính phủ xem xét ban hành. Nếu xét thấy cần thiết, bộ trưởng có thể đề nghị Chính phủ xem xét nội dung quy định việc ghi tên cha, mẹ của công dân vào CMND tại Nghị định số 05 và Nghị định số 170”.

Như vậy, việc trình Chính phủ ban hành một nghị định mới thay thế Nghị định số 05 và Nghị định số 170 là hết sức cần thiết.

- Xin cảm ơn ông

Trước đó, tháng 5, Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về mẫu Chứng minh nhân dân, trong đó ở mặt sau có nêu nội dung đặc điểm thân nhân gồm: "Họ và tên cha; họ và tên mẹ". Quy định về mẫu Chứng minh nhân dân mới làm bằng nhựa có hiệu lực từ ngày 1/7
 

Theo Laodong

people like INLOOK.VN fanpage