Bạn đang ở đây

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở PHỤ NỮ KHI MANG THAI

Rất nhiều phụ nữ khi mang thai xuất hiện tiểu đường. Bệnh sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân, biểu hiện của căn bệnh này khi mang thai và những điều các mẹ cần lưu ý và các biện pháp điều trị bệnh như thế nào?

 

Nguyên nhân tiểu đường khi mang thai

·         Insulin là một chất được sản xuất bởi tuyến tụy. Sau khi ăn, các phân tử đường từ thực phẩm (được gọi là glucose) chảy vào máu. Insulin giúp chuyển glucose từ máu vào tế bào trong cơ thể, nơi nó có thể được sử dụng làm năng lượng.

·         Trong thời gian mang thai, nhau thai bao quanh em bé phát triển sản xuất cao một loạt các kích thích tố. Hầu như tất cả chúng làm giảm tác động của insulin ở các mô, qua đó nâng cao đường trong máu. Độ cao vừa phải của đường trong máu sau bữa ăn là bình thường trong khi mang thai. Khi em bé phát triển, nhau thai sản xuất nhiều kích thích tố hơn do đó hạn chế càng tác dụng của insulin làm gia tăng lượng đường trong máu đến một mức độ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của em bé. Chỉ số tiểu đường khi mang thai cho phép 50-100 mg/dL.

Biểu hiện của tiểu đường khi mang thai

·         Tiểu đường khi mang thai rất khó phát hiện nếu không làm xét nghiệm máu hoặc không làm nghiệm pháp dung nạp glucose vì bệnh thường không có các triệu chứng hay các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài. Bởi vậy, tất cả phụ nữ mang thai đều cần phải khám sàng lọc đái tháo đường thai kỳ. Trước đây, việc sàng lọc dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu, theo kết quả này thì sẽ không chính xác vì nhiều phụ nữ mang thai không bị đái tháo đường thai kỳ mà vẫn có đường niệu dương tính. Mặt khác những ngườiđái tháo đường thai kỳ cũng có những lúc không có đường trong nước tiểu.

·         Hiện nay các bác sĩ khuyến cáo khi phụ mang thai nên đi làm xét nghiệm đường glucose ở tuần 24 -28 của thai kỳ để sớm phát hiện và có hướng điều trị, tránh những nguy cơ biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bạn như thế nào?

Bạn cần giám sát lượng đường trong cơ thể với thiết bị kiểm tra máu gọi là máy đo đường huyết. Bạn có thể mượn, thuê hoặc mua ở các bệnh viện và nhà thuốc lớn. Vài nhà thuốc chuyên cho thuê hoặc bán các dụng cụ y khoa cho bệnh tiểu đường.

Các chuyên gia về bệnh tiểu đường sẽ giải thích về những vấn đề có liên quan đến việc xét nghiệm lượng đường huyết. Hãy ghi lại và đưa cho bác sĩ các kết quả lượng đường huyết khi đi khám bệnh. Lượng insulin sẽ phụ thuộc vào lượng đường huyết và trong giai đoạn đầu điều trị sẽ rất cần thông tin này để điểu chỉnh lại liều lượng cần thiết.

Bạn có thể cần được các chuyên gia hướng dẫn bạn về việc ăn kiêng, những món bạn được ăn và không được ăn. Thông thường các hướng dẫn về ăn uống sẽ gồm:

·  Ăn 3 bữa trong ngày và một buổi tối nhẹ. Bạn có thể dùng trà và bánh vào buổi sáng và chiều.

·  Dùng các món ăn ít chất béo và nhiều chất xơ.

·  Chế độ ăn cân bằng cung cấp đủ chất dinh dưỡng gồm thức ăn giàu chất canxi và chất sắt.

·  Kiểm soát lượng đường và tránh ăn đồ ngọt.

·  Ăn các loại thức ăn đa dạng và nhiều nguồn khác nhau để tránh bị biếng ăn.

Mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hầu hết các bà mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ đều sinh ra những đứa con khỏe mạnh, đặc biệt khi họ kiểm soát được đường huyết của họ, ăn chế độ ăn có lợi cho sức khỏe, tập luyện, và duy trì cân nặng phù hợp.Tuy vậy, trong một số trường hợp, đái tháo đường trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến  quá trình mang thai và thai nhi. Một số nguy cơ tiềm ẩn bao gồm:

  • Cơ thể của bé lớn hơn bình thường—được gọi là thai to. Thai to có thể cần sinh mổ và được gọi là phẫu thuật mổ bắt con Cesar, thay vì sinh tự nhiên qua đường âm đạo.
  • Lượng đường trong máu thai nhi quá thấp – hay còn gọi là hạ đường huyết.  Khi bé chào đời, cho bé bú sữa mẹ ngay lập tức có thể giúp cung cấp thêm nhiều glucose cho trẻ.  Ngoài ra, có thể cần truyền glucose trực tiếp vào máu của trẻ sơ sinh.
  • Da của trẻ chuyển sang màu vàng và tròng trắng của mắt có thể đổi màu—gọi là vàng da.  Tình trạng này có thể điều trị dễ dàng và không nghiêm trọng lắm nếu được điều trị.
  • Trẻ có thể khó thở và cần cung cấp khí oxy hay hỗ trợ khác—gọi là Hội chứng suy hô hấp.

Những quy tắc điều trị thông thường:

Duy trì các hoạt động thể chất. Điều này sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì cân nặng.

Tiêm insulin. Đây là việc điều trị áp dụng khi không thể kiểm soát được mức đường máu thông qua chế độ ăn và vận động. Tiêm insulin có thể được sử dụng an toàn trong thời kỳ mang thai bởi nội tiết tố này không truyền qua nhau từ mẹ sang con.

Đa An (Tổng hợp)

people like INLOOK.VN fanpage