Bạn đang ở đây

Đại họa điếc vì mp3

Hiện có tới 20% dân số thế giới trong đó đa phần thuộc lứa tuổi học sinh đang khổ sở vì hội chứng điếc tai.

> Trà Dr Thanh vẩn đục chấn động ngành giải khát

> Bệnh về da mùa mưa lũ

 

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu sinh lý học và Bệnh học thính giác Ba Lan, nguyên nhân chủ yếu là chấn thương tế bào thính giác - hậu quả của việc nghe nhạc vượt ngưỡng an toàn. Giới khoa học dự đoán rằng, chỉ sau 5 năm nữa, số người phải cầu cứu đến máy trợ thính sẽ vượt qua con số những người đang phải đeo kính cận hiện nay.

mp3

“Thế hệ mp3” hay đội quân những người nghễnh ngãng?

Trào lưu nghe nhạc với bộ tai nghe hiện đang là mốt thời thượng được ưa chuộng trên toàn cầu. Điều này không chỉ tạo ra một thế hệ những tín đồ của mp3 mà còn làm phát sinh đại họa: con số những bệnh nhân đến bệnh viện điều trị các bệnh về thính giác tăng đột biến.

Theo số liệu thống kê, nếu 15 năm trước, hiện tượng “nặng tai” là tai họa gần như chủ yếu của người sau tuổi 70 thì ngày nay, gần một nửa đối tượng bị nghễnh ngãng ngay từ khi chưa đến tuổi 55. Trong số này đa phần là những người trẻ có thói quen và sở thích sử dụng các thiết bị nghe nhạc cầm tay. Tại Mỹ, “thế hệ mp3” bị điếc đã lên tới con số 5,5 triệu người.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu sinh lý học và Bệnh học thính giác Ba Lan, chỉ riêng tại Ba Lan, trung bình cứ 3 người lớn thì có 1 người không còn khả năng nghe âm lượng cỡ 30 đềxiben (dB). Hiện quốc gia này có tới hơn 25% dân số, trong đó có khoảng 200.000 đối tượng thuộc lứa tuổi học sinh đang phải chịu đựng đến khổ sở vì hội chứng ù tai.

Giáo sư Wiltold Szyfter, Giám đốc BV Tai mũi họng Ba Lan cho biết: Đúng là ngày càng có nhiều thanh niên gặp rắc rối với thính giác bởi trào lưu thưởng thức âm nhạc qua bộ tai nghe. Những máy nghe nhạc cầm tay như ipod, điện thoại di động cũng như trò chơi điện tử trên máy vi tính là mối đe dọa nghiêm trọng.

Đối tượng sử dụng những thiết bị đó nghe âm thanh ầm ĩ qua bộ tai nghe trong thời gian nhiều khi lên tới vài ba giờ đồng hồ liền mỗi ngày. Điều đáng tiếc là nhiều người trong số họ không hề quan tâm đến hậu quả từ sở thích và thói quen của mình. Doanh số bán hàng của các hãng sản xuất thiết bị nghe nhạc điện tử vẫn ngày một tăng cao.

Chỉ tính 3 tháng cuối năm 2010, hãng Apple đã bán được gần 20 triệu ipod. Điều này đồng nghĩa với việc số người là nạn nhân điếc tai vì nghe mp3 ngày càng trở nên đông đảo.

mp3

Nạn nhân của máy nghe nhạc

Cách đây không lâu, người ta vẫn cho rằng tai hại nhất đối với thính giác là các chương trình nhạc rock ầm ĩ. Tuy nhiên, hiện nay, nạn nhân chủ yếu của chứng bệnh nghễnh ngãng lại là những người thường xuyên sử dụng thiết bị nghe nhạc cầm tay.

Thời gian gần đây, Tòa án Mỹ đã nhận được khá nhiều đơn kiện các nhà sản xuất thiết bị nghe nhạc mp3 từ người tiêu dùng. Các đơn kiện đều khẳng định rằng thính giác của thân chủ đã bị tổn thương nặng chỉ sau nửa năm sử dụng thiết bị, đồng thời yêu cầu các nhà sản xuất phải bồi thường thiệt hại.

Theo giải thích của GS. Szyfter: Một thiết bị nghe nhạc dạng ipod có khả năng tăng âm lên cỡ trên 115dB - tức lớn hơn 15dB so với tiếng vọng của búa nén hơi và 5dB so với tiếng ồn lúc máy bay cất cánh. Chỉ cần nghe âm lượng như vậy với thời lượng dưới 2 phút/ngày trong một thời gian dài cũng có thể bị điếc tai.

Sở dĩ có chuyện tai hại như vậy là bởi qua tai nghe, âm thanh đập thẳng vào màng nhĩ, không phải qua “màng lọc” là lớp không khí trong điều kiện thông thường. Hậu quả là tiếng ồn vượt giới hạn an toàn tác động vào màng nhĩ và trong vòng 3 năm, nó có thể làm tổn thương vĩnh viễn cơ quan thính giác.

GS. Szyfter cũng cho biết thêm: Mặc dù giới hạn an toàn cho thính giác là cường độ âm thanh dưới 80dB. Nhưng trên thực tế có tới ít nhất 25% đối tượng sử dụng ipod thường xuyên vượt ngưỡng an toàn. Ngót 40% đối tượng nhỏ tuổi từ 18 - 24 nghe ipod với thời gian tối thiểu là 60 phút/ngày.

Thoạt đầu, khi trạng thái chấn thương còn ở thể nhẹ, nạn nhân chỉ thấy ù tai. Cho dù chưa bị điếc, song nó làm rối loạn quá trình tiếp nhận âm thanh. Nhưng dần dần, qua thời gian, tổn thương ngày một tăng thêm, hoạt động của các tế bào thính giác trở nên thất thường khiến bộ phận tiếp nhận âm thanh trở nên khó khăn hơn khi làm việc, nhất là với những âm thanh pha tạp.

Người nặng tai thường xuyên yêu cầu đối tượng đối thoại nhắc lại câu nói và không phản xạ với âm thanh vọng đến từ khoảng cách lớn.

Tại Ba Lan, trung bình cứ 5 học sinh trong độ tuổi đến trường thì có một em gặp khó khăn trong giao tiếp ngôn từ mà nguyên nhân chủ yếu là chấn thương tế bào thính giác - hậu quả của việc nghe nhạc vượt ngưỡng an toàn.

“Nếu khi trẻ tuổi (18 - 19 tuổi) đã là nạn nhân của hội chứng ù tai, khó tiếp nhận ngôn từ thì đến năm 40 tuổi sẽ có thính giác tồi tệ không khác gì cụ già tuổi 70” - GS. Henryk Skarzynsky - tác giả một công trình nghiên cứu về thính giác khẳng định.

Theo DS&SK

people like INLOOK.VN fanpage