Bạn đang ở đây

Để nụ cười tỏa nắng

Đôi khi, chỉ vì thói quen, những sai lầm đơn giản hàng ngày mà răng của chúng ta trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị sâu răng hay các vấn đề khó chịu khác.

Ảnh minh họa

Vì sao răng trở nên nhạy cảm?

Dùng quá nhiều nước súc miệng. Bạn yêu thích hương thơm bạc hà, nhưng thường xuyên dùng nước súc miệng trong ngày có thể làm răng bị hư tổn. Đơn giản là một số loại nước súc miệng có chứa axit khiến những chiếc răng vốn đã nhạy cảm càng tồi tệ hơn. Tốt nhất là dùng loại nước súc miệng có hàm lượng fluoride trung tính.

Ăn nhiều đồ chứa axit. Răng của chúng ta không thể hấp thụ quá nhiều cà chua, cam quýt, nước ép hoa quả. Tóm lại thực phẩm và đồ uống chứa nhiều axit có thể làm xói mòn lớp men răng bảo vệ, làm lộ ra lớp men dễ bị tổn thương. Có thể trung hòa khẩu vị bằng cách sau khi ăn uống, tráng miệng bằng mẩu bơ hoặc ly sữa.

Sản phẩm làm trắng răng. Ai cũng muốn có nụ cười trắng sáng hơn nhưng đối với một số người, các sản phẩm làm trắng răng hay kem đánh răng với thành phần hóa chất tẩy rửa có thể khiến răng nhạy cảm hơn. Cảm giác khó chịu này thường là nhất thời và sẽ tan biến ngay khi dừng sử dụng sản phẩm đó.

Sứt răng. Nhai đá, cắn thức ăn quá cứng, ăn miếng quá to, tất cả đều có thể dẫn đến trường hợp sứt mẻ răng. Một khi răng bị sứt, dây thần kinh trung tâm có thể bị kích thích khi thức ăn chà xát vào nơi bị tổn thương. Đồng thời, qua vết sứt này, vi khuẩn có thể xâm nhập gây viêm sưng.

Nghiến răng. Men răng là vật liệu cứng nhất trong cơ thể nhưng nó có thể bị bào mòn trước sức mạnh của việc siết, nghiến răng. Qua thời gian, những thói quen này có thể phá vỡ men răng. Thay đổi thói quen này có thể kết hợp nhiều phương pháp như bảo vệ hàm, thay đổi lối sống, thậm chí điều chỉnh chế độ ăn uống…

Răng sâu. Răng sâu sẽ khiến cho chân răng bứt rứt khó chịu khi tiếp xúc với đồ nóng, lạnh, ngọt, thậm chí cả không khí. Vệ sinh răng miệng hợp lý, ăn uống đúng cách, có giải pháp điều trị kịp thời là cách tốt nhất chống sâu răng.

Đánh răng - sai lầm thường gặp

Chọn sai bàn chải.Khi đánh răng, nếu phải há to miệng để đưa bàn chải thì chứng tỏ bàn chải quá to. Quan trọng là bạn cảm thấy tay và miệng thoải mái, hoạt động nhịp nhàng. Tương tự, lông bàn chải quá cứng có thể gây kích thích cho lợi. Nó phải đủ cứng để loại bỏ mảng bám nhưng cũng không cứng quá có thể gây tổn hại cho răng.

Ảnh minh họa

Đánh răng ẩu.Thông thường, các bác sỹ khuyến cáo đánh răng 2 lần mỗi ngày. Nếu giữa hai lần đánh răng quá lâu, vi khuẩn sẽ đọng lại, là nguyên nhân dẫn tới sưng lợi hay các vấn đề rắc rối khác. Bên cạnh đó, đánh răng cũng không nên nhanh quá, mỗi lần ít nhất 2 phút.

Chải răng thường xuyên và quá mạnh.Đánh răng 3 lần mỗi ngày là lý tưởng nhưng nhiều hơn thì không nên. Việc chà xát răng thường xuyên có thể khiến chân răng bị kích thích trong khi chải răng quá mạnh có thể bào mòn men răng.

Đánh không đúng cách.Cách đúng là chải răng nhẹ nhàng theo chiều lên xuống chứ không phải theo chiều ngang, cố gắng tạo cho lông bàn chải ở một góc 45 độ. Chải đủ mặt trong, mặt ngoài, nhất là các góc răng hàm. Nhiều người còn có thói quen bắt đầu từ một điểm cố định, tức là lần nào đánh răng cũng theo một quy trình. Không nên như vậy vì thay đổi quy trình sẽ khiến bạn đỡ nhàm chán hơn.

Để bàn chải ướt.Nếu bàn chải ẩm, việc điều khiển bàn chải khó hơn, trong khi điều kiện ẩm ướt là môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Không thay bàn chải thường xuyên.Cách 3-4 tháng, bạn nên thay bàn chải đánh răng một lần cho dù lông bàn chải chưa bị xơ. Tuy vậy, không cứ phải đúng thời gian đó mà quan trọng là quan sát tình trạng của bàn chải, một khi lông bàn chải mất đi độ linh hoạt và bắt đầu xơ ra, đã đến lúc nói lời tạm biệt nó.

Theo ANTĐ

people like INLOOK.VN fanpage