Bạn đang ở đây

NỖI ÁM ẢNH CỦA "BÓNG MA" TÂM LÝ TRONG KÝ ỨC TRẺ THƠ

Nhiều người hay nghĩ trẻ em sẽ quên đi những chuyện mà ngày bé chúng đã trải qua trong quá khứ, cứ nghĩ là trẻ em thì sẽ vô tư, tuy nhiên đó là một suy nghĩ sai lầm, sẽ có những chuyện hằng sâu vào ký ức trẻ thơ của bé và mãi đeo bám em như một "bóng ma" thời thơ ấu.

"Bóng ma" thời thơ ấu đáng sợ đến thế nào? Để trả lời được câu hỏi này trước tiên chúng ta nghe qua câu chuyện sau:

Trên đường cao tốc, một chiếc xe Mercedes đã đâm vào đuôi chiếc xe tải lớn, cú va chạm khiến đầu xe Mercedes bẹp dúm và người lái xe gục chết tại chỗ trên ghế lái, máu văng khắp nơi. Vợ và con của người lái xe ngồi ở hàng ghế phía sau, người mẹ kêu thất thanh một tiếng sợ hãi, và ngay lập tức bịt mắt con gái lại, bế con gái mở cửa xe và thoát ra ngoài tránh xa hiện trường vụ tai nạn, người mẹ vừa bế con đi vừa gọi điện thoại cho cảnh sát giao thông.

chong-bi-tai-nan-vo-be-con-gai-roi-ngay-khoi-hien-truong-ly-do-cua-ba-rat-dang-suy-nga

Người vợ bế con gái nhanh chóng rời khỏi hiện trường.

Tất cả mọi người trong gia đình chồng đều chỉ trích thậm tệ người vợ vì thái độ quá lạnh lùng, khi chồng bị tai nạn xe, với tư cách là người vợ đã không những bỏ mặc chồng mà còn bế theo con gái tránh xa? Huống hồ người chồng tối hôm trước đã đi tiếp khách và uống rượu, hôm nay chở hai mẹ con đi chơi vùng ngoại ô.

Trong lễ tang của người chồng, người vợ bị cự tuyệt không cho vào tham dự, đứa con thì chỉ biết rằng bố đã đi một nơi xa, người vợ mặc áo choàng trắng quỳ bên ngoài cửa, bảo rằng bất luận thế nào cũng phải nói với mẹ chồng một câu.

Người phụ nữ nước mắt giàn dụa quỳ gối dưới chân mẹ chồng nói: “Mẹ à, con yêu chồng con và cũng yêu con gái của con”.

“Chồng con khi còn sống thường hay nói với con, anh thích uống rượu đến say là vì khi anh ấy còn nhỏ đã từng tận mắt chứng kiến cảnh chính bố mình bị sát hại, mấy chục năm qua, cảnh tượng bố bị sát hại kia như một con ác ma, mỗi khi trong lòng không vui đều thấy con ác ma đó xuất hiện thôn tính linh hồn anh ấy, anh ấy sống quá thống khổ, cho nên thường rất hay nói với con rằng: “Bất luận là như thế nào, đều muốn con gái sống một tuổi thơ tươi vui”.

“Con bế cháu tránh đi là không muốn để cho con bé chứng kiến cảnh cha mình chết bi thảm như vậy, con không muốn con bé sống cả đời trong bóng ma, bóng ma này mình con chịu đựng là được rồi, cháu vẫn còn quá nhỏ, chúng ta nên cho con bé có quyền được sống vui vẻ”.

Bà nội nhìn cháu gái ngây thơ, yên lặng không nói gì, năm đó bà không tận mắt chứng kiến một giây phút nào cảnh chồng bị sát hại, bà chỉ biết chồng mình bị bọn cướp giết chết, rồi sau đó bà nhìn thấy bộ mặt đầy sợ hãi của con trai mình, thậm chí con trai bà còn có lần bị trầm cảm đến mức để thân thể trần truồng điên cuồng chạy trốn ngoài đường. Sau đó bệnh của con trai bà được chữa khỏi, bà cứ tưởng rằng như vậy là mọi chuyện đã trôi qua êm ả rồi.

Trên đây là một câu chuyện được một bác sĩ chuyên về tâm lý Mỹ kể lại trên diễn đàn y học thế giới.

“Bóng ma” thời thơ ấu, thật đáng sợ như thế sao?

Một bệnh nhân trầm cảm nói: “Tổn thương lúc nhỏ là nội thương, dùng hết cả đời cũng không thể chữa lành được. Trong trí nhớ trẻ con, có những việc rất dễ dàng quên đi, nhưng có những việc giống như là đã khắc sâu vào trong lòng, như là vết thương vĩnh không thể liền miệng, đặc biệt là khi một mình trong đêm vắng, bóng ma đó lại xuất hiện giống như một con quỷ không ngừng chiếm đoạt linh hồn vậy”.

chong-bi-tai-nan-vo-be-con-gai-roi-ngay-khoi-hien-truong-ly-do-cua-ba-rat-dang-suy-ngam…

Nhà tâm lý học nói: ”Những tiêu cực thời thơ ấu có thể sẽ đem đến hậu quả nghiêm trọng lúc trưởng thành”, chẳng hạn như những người có nhân cách rối loạn thường là có liên quan đến việc bị chấn thương tâm lý lúc còn nhỏ.

Những tiêu cực thời thơ ấu có thể sẽ đem đến hậu quả nghiêm trọng lúc trưởng thành.

Nhà tâm lý học nói: ”Những tiêu cực thời thơ ấu có thể sẽ đem đến hậu quả nghiêm trọng lúc trưởng thành”, chẳng hạn như những người có nhân cách rối loạn thường là có liên quan đến việc bị chấn thương tâm lý lúc còn nhỏ.

Chấn động tâm lý là những thay đổi tiêu cực của cơ quan não bộ, nó không phải là những tổn thương ở bên ngoài cơ thể mà là những vấn đề ở tận sâu bên trong tâm lý của mỗi người. Người mắc bệnh luôn thấy bản thân đang ở trong tình trạng căng thẳng, hoang mang, lo sợ vì một điều gì đó, đồng thời nhận thức xúc quan bị giảm đi và không còn kiểm soát được những hành động của bản thân mình.

Người bị chấn động tâm lý có thể để lại những di chứng lâu dài về sau, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì dù những chấn động đó là nhỏ cũng sẽ gây tổn thương đến não ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Những ảnh hưởng về tâm lí khi còn nhỏ tuổi có thể khiến cho trẻ bị ảnh hưởng suốt đời, vậy nên cha mẹ cần biết cách phòng tránh và chữa trị cho con để trẻ trở lại đúng tuổi thơ hồn nhiên, vui tươi, vô lo vô nghĩ.

Những việc dễ dàng nhất khiến trẻ lưu lại “bóng ma” trong ký ức tuổi thơ là ở 6 việc sau, xin các cha mẹ hãy để tâm lưu ý:

1. Tận mắt chứng kiến thảm kịch: ví dụ như làm thịt các con vật, sự cố giao thông.

2. Sặc nước ở bồn tắm hoặc là ở bể bơi, bị mắc dị vật ở cổ họng, bất lực không thể thở được.

3. Bị sỉ nhục hoặc cười nhạo vì một khiếm khuyết nào đó trên thân thể.

4. Bị bắt cóc, bị đánh đập ngược đãi hoặc là bị đối xử tàn nhẫn.

5. Khi mắc sai lầm hoặc lúc ăn cắp, ăn trộm bị bắt tại chỗ.

6. Cha mẹ ly dị hoặc cha mẹ có tình cảm lạnh lùng thờ ơ, không ở cùng nhau.

Dấu hiệu nhận biết

Mới đây một phòng khám nổi tiếng ở Mỹ đã cảnh báo rất khó xác định những chấn động tâm lý đối với trẻ em còn nhỏ tuổi, có thể không có dấu hiệu gì được biểu hiện ra bên ngoài nhưng thực chất bộ não bên trong của trẻ đã bị tổn thương.

Theo đó, có một số dấu hiệu được nêu lên như: trẻ cảm thấy đau hoặc áp lực trong đầu, trẻ dễ bị chóng mặt, mất đi kí ức một cách tạm thời, trẻ thường xuyên bị ù tai, buồn nôn, mệt mỏi, nói líu lưỡi, nhìn mờ..

Có một số triệu chứng có thể nhận biết được rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu không xảy ra thường xuyên như: mất ngủ, rối loạn vị giác và khứu giác.

Các bậc cha mẹ không những cần phải nắm rõ về chứng bệnh này, mặt khác, cũng cần biết cách làm sao để con cái trung thực về tình trạng sức khỏe của mình.

Nên đối phó thế nào nếu bị chấn động?

Theo những thông tin từ Gia đình, kết quả một số cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng đối với các vận động viên, nếu bị chấn động, cố gắng hoạt động có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Trong trường hợp mắc phải chứng bệnh này hay thậm chí mới chỉ xuất hiện các dấu hiệu, tốt nhất nên tránh xa các hoạt động như: đọc sách, xem tivi và sử dụng máy tính... Hãy cố gắng để cho não bộ được nghỉ ngơi một cách tối ưu nhất.

Ở trẻ em, ngay khi phát hiện có triệu chứng bệnh, các bậc cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng cách.

Hầu hết các triệu chứng liên quan đến chấn động đều biến mất trong khoảng từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng còn tùy thuộc vào sức khỏe cơ thể và cách tiếp cận, xử lí vấn đề của mỗi người.

Cho nên chuyên gia về giáo dục trẻ em nhắc nhở rằng: “Với tư cách là những người làm cha làm mẹ, chúng ta không chỉ cần phải bảo vệ thân thể con cái khỏe mạnh mà còn cần phải chăm sóc gìn giữ tâm hồn con trẻ cho đến khi chúng đã đủ mạnh mẽ, lúc đó mới cân nhắc buông tay”. Rất nhiều trẻ em bị chấn động hoặc trải qua tai nạn, đều phải điều trị tâm lý là vì nguyên nhân này. Người mẹ trên vì muốn bảo vệ tâm hồn con gái được khỏe mạnh nên đã chấp nhận sự chỉ trích của gia đình người thân – là một người mẹ nghị lực và sáng suốt.

(Tổng hợp)

people like INLOOK.VN fanpage