Bạn đang ở đây

Anh yêu em và anh thích chàng trai kia

Không ai thích bị ràng buộc, nhất là những người đàn ông lại càng muốn tự do hơn. Tự do trong tình cảm với người đồng tính đang đến lúc cần cảnh báo. Nó đi xa một cách tiêu cực và vô hình chung, nó như là luật bất thành văn nếu họ chấp nhận yêu nhau.

1. Yêu là tuân thủ và lệ thuộc
Đây là là điệp ngữ mà mở miệng ra thì bất cứ người đàn ông cũng nói với cô gái của mình. Khi yêu anh, em là của anh, mà là của anh thì thích anh dùng, không thích anh cất tủ. Tôi không nói hết các bạn trai nhưng đa số là vậy. Không hiểu từ đâu, mà cô gái luôn có cảm giác lệ thuộc đến mức nghe lời răm rắp người đàn ông của họ, nhất là giai đoạn người đàn ông đã chiếm hữu trái tim của cô ấy và chỉ chờ cột nhau lại bằng đám cưới mà thôi. Trước khi chưa thuộc về nhau họ mạnh mẽ, kiên cường, lì đầu bao nhiêu thì khi con ong đã tỏ đường đi lối về thì họ lại mềm yếu và lệ thuộc bấy nhiêu.Tôi mở đầu ví dụ này để thấy một phiên bản hoàn toàn ngược lại của các cặp tình nhân đồng tính. Họ có thể yêu điên cuồng, yêu một cách quên bản thân chỉ với một ánh mắt, cử chỉ, lời nói, một tin nhắn và thậm chí 1 mùi nước hoa cũng đủ để họ yêu điên dại đối phương. Nhưng khi thuộc về nhau, họ hoàn toàn tỉnh táo và có những luật chơi riêng. Tuân thủ luật chơi để bảo vệ tình cảm không sứt mẻ và có những phạm vi tự do cho cả 2. Cách sống này ít nhiều ảnh hưởng từ lối sống tự do của phương Tây. Tự do trong khuôn khổ, tự do có giới hạn để đem lại thoải mái và bền vững cho tình yêu của cả 2. Đó là luật chơi trong tình cảm của người đồng tính.
2. Anh yêu em và anh thích chàng trai kia
Cái tính xấu xa nhất của con người trong tình cảm là tính chiếm hữu một cách độc quyền, không chia chác, không san sẻ, không “chấm mút” chung. Cả tôi và bạn đều công nhận tính xấu cố hữu đó. Những cặp tình nhân họ cũng vậy, yêu là chiếm hữu toàn phần và vô hạn. Nhưng người đồng tính thì lại có hữu hạn. Anh yêu em và anh có quyền thích chàng trai kia, đó là một điều hết sức tự nhiên mà bạn cần chấp nhận để tồn tại chung với nhau.  
Người phụ nữ càng lệ thuộc thì càng chứng tỏ họ yêu người đàn ông của mình. Những người đồng tính cũng vậy, nhưng chỉ chiếm số ít. Sau khi họ thuộc về nhau, có nghĩa là đã chấp nhận nhau như một mối quan hệ chính thức thì những “tòm tèm” từ 2 phía luôn luôn có. Cũng chính vì lý do này mà rất nhiều người cho rằng, đồng tính yêu nhau không bao giờ chung thủy. Chung thủy được tính bằng ngày không phải là không có lý của nó.Vậy tôi đang cổ súy cho suy nghĩ đồng tính thì được phép tự do trong tình cảm?

3. Tự do vì không ràng buộc.
Chính xác là vậy. Không có một dây tơ rễ má nào để họ có thể ràng buộc vì nhau đâu ngoài sợi dây tình cảm? Những cặp tình nhân bình thường thì khác. Họ ràng buộc bởi cái gọi là gái ngoan, trinh tiết, bởi gia đình 2 bên, bởi bạn bè…nhất là ở vị trí cô gái thì điều này cng rõ ràng hơn. Thành thử cho nên, có muốn bung mình thoát khỏi cuộc tình không mấy vui vẻ thì cũng phải đặt lên bàn cân nghĩ nát óc và cuối cùng phán ngay một câu “ Thôi kệ, chín nhịn làm mười, lỡ rồi, còn tự do gì được nữa!”. Chính những sợi dây ràng buộc vô hình đó đã làm tắt dần đi ý tưởng tự do của các cô gái, nhất là khi đã lập gia đình, có con cái thì sợi dây ấy càng buộc chặt hơn, bền bĩ hơn.Người đồng tính họ tự phóng mình ra khỏi những giới hạn trên với những giao kèo ban đầu đại loại như:  “Anh yêu em, mình là của nhau, không có nghĩa anh không được đi bar mỗi tối với những trai khác, cũng không có nghĩa anh không được đi bơi cùng người bạn mới quen hay hẹn hò cà phê với anh chàng dễ thương cùng lớp Anh văn buổi tối. Và em cũng được quyền làm như thế! Nhưng giới hạn cho chuyện này là: Biết dừng đúng lúc để xác định đó chỉ là trò vui mà thôi!”.    
Một sự thật “trắng trợn” hay nói cách khác là lật bài ngửa lên bàn để duy trì cho tình cảm của cả 2 lâu bền. Nếu chấp nhận như vậy, cuộc tình đó sẽ dài hơi, còn nếu không thì tình yêu ấy sẽ vỡ ngay sau 1 tuần “à ơi” vì qua tuần sau thì bạn đã ngắm một anh chàng khác rồi. Nếu một trong hai bị ép buộc theo kiểu truyền thống “Yêu là tuân thủ và lệ thuộc” thì tôi cược là  trong xu hướng tình cảm đồng tính sẽ không bao giờ có. Những người đồng tính rất dễ yêu, mau yêu đến kinh ngạc và cũng nhanh chóng bị lay động ngay khi thấy  một anh chàng bảnh bao, đỏm dáng ngực trần với mùi nước hoa sực nức lượn lờ trước mặt và nháy nháy vài tin nhắn.
4. Giới hạn của tự do trong tình cảm
Tôi nghe nhiều cô gái dõng dạc tuyên bố xanh rờn “ Ôi, tôi mà yêu ấy à, đố thằng đàn ông nào làm chủ tôi được. Được thì yêu, không thì kiếm chàng khác, mình cũng xinh mà, dại gì làm tội tình làm tình cho khổ thế chứ! Yêu là phải tự do!”. Nhưng tôi cũng từng bắt gặp nhiều cô nước mắt lưng tròng viết thư về trung tâm chia sẻ tìm hướng “giải thoát” vì thấy tù túng trong tình yêu, làm gì cũng phải xin phép, cũng phải nghe lời, đi đâu, làm gì, với ai, bao giờ về, mặt áo dài tay, không váy ngắn…và khối chuyện tẹp nhẹp liên quan đến cụm từ “sở hữu” đến đau lòng.    Tôi nghĩ nên bù trừ vấn đề này qua cho những cặp đồng tính. Họ tự do quá thành thử ra không quý trọng tình cảm của cả 2 sau một thời gian vun đắp. Họ luôn luôn có cảm giác “tôi tự do trong tình yêu” và mặt  trái của nó chính là sớm đơm nụ, tối tắt ngúm. Những cuộc tình đồng tính quá mau chóng tàn lụi bởi những tự do trong suy nghĩ và không có trách nhiệm lẫn nhau. Từ những dễ dãi ban đầu sẽ gây nên những mâu thuẫn lớn về sau nếu 2 người muốn gắn bó với nhau lâu dài.

5. Tạm kết
“Anh yêu em và anh có quyền thích chàng trai kia” như một luật ngầm của người đồng tính. Vậy thì, đã đến lúc bạn nên sửa lại câu trên thành “Anh rất yêu em và anh chỉ thích nụ cười chàng trai kia thôi à!” . Nói như vậy để bạn suy nghĩ chín chắn và có trách nhiệm hơn với chuyện tình cảm của mình. Đừng bao giờ nuôi suy nghĩ mình là kẻ chiến thắng hay “trên cơ” trong tình yêu, đại loại như không có người này, còn khối người khác. Chính bạn sẽ là người thua cuộc một cách đau đớn nếu cho phép mình tự do với suy nghĩ trên.
Theo Himmag
people like INLOOK.VN fanpage