Bạn đang ở đây

Đau khi "yêu" ở phụ nữ

Nguyên nhân gây đau khi ‘giao ban’ ở phụ nữ phổ biến như bỏ qua những kích thích ban đầu khiến cơ vùng chậu không được thư giãn; âm đạo khô; ‘thâm nhập’ khó chịu hoặc thậm chí đau đớn...

Ngoài các yếu tố trên, bạn cần xác định xem cơn đau tồn tại từ khi nào, ngay từ lúc mới quan hệ vợ chồng hoặc bắt đầu đột ngột sau một sự kiện cụ thể (nhiễm trùng, sinh con, phẫu thuật); đau ở ngoài hay bên trong vùng kín.

Nguyên nhân gây đau khi “yêu” còn có thể do thể chất (phụ khoa, tiết niệu, mạch máu, da, dây chằng) hoặc tâm lý. Thông thường, nguyên nhân là kết hợp, bạn mất tự tin và cơ thể bạn “đóng băng” trong thời gian dài.

 

 

Xác định nguyên nhân

Bạn nên tự kiểm tra xem mình có sẹo hay thay đổi nào trên môi nhỏ, lối vào âm đạo hay không. Có thể thử:

- Đặt một ngón tay vào âm đạo để xác định chỗ bị đau; chẳng hạn, một điểm bị căng đau hoặc co thắt.

- Tìm hiểu xem cơn đau có đi kèm những triệu chứng nào khác, như ngứa, nóng rát, thay đổi dịch tiết.

- Lưu ý xem cơn đau có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hay vị trí “giao ban” không.

- Cơn đau kéo dài khi “yêu” hay chỉ ở khúc dạo đầu, “hạ màn”; nó còn dai dẳng sau đó vài tiếng hay vài ngày.

 

Đau khi ‘xâm nhập’

 

Các bác sĩ gợi ý, có vài nguyên nhân sau gây đau cho phụ nữ khi “giao ban” gồm:

- Nhiễm trùng (thường là viêm bàng quang, bệnh lây truyền qua đường tình dục, nấm).

- Bệnh về da như chàm bội nhiễm.

- Sau giải phẫu như vết rạch âm hộ sau sinh thường.

- Một số ít trường hợp là do màng trinh quá chặt hoặc dị tật âm đạo.

 

Đau khi ‘xâm nhập’ sâu hơn

 

Cơn đau ở trường hợp này có thể do bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng, màng trong dạ con (kèm theo vô sinh hiếm muộn và đau đáng kể trong thời gian dài); phẫu thuật hoặc điều trị nội tiết; tổn thương cổ tử cung hoặc viêm vòi trứng, viêm ống dẫn trứng.

 

Đau do tâm lý

 

Lo lắng trước khi “yêu” có thể ngăn chặn cơ bắp thư giãn và giảm bôi trơn âm đạo gây đau đớn. Nó vô tình tạo nên vòng tròn luẩn quẩn của cơn đau: càng lo sợ, cơn đau càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Sợ hãi có thể bắt nguồn từ bệnh tật; từ niềm tin rằng “súng ống” của chồng quá lớn; xung đột vợ chồng hay thiếu cảm xúc... Nguyên nhân có khi không thật rõ ràng.

Vì thế, cân bằng tâm lý là điều cần thiết. Hãy học cách thư giãn, lấy lại hưng phấn, tăng cường sức khỏe... hay tất cả những điều kiện thuận lợi để biến chuyện đó thành niềm vui thay vì sợ hãi hay đau khổ.
 

 

Theo Mevabe
 

people like INLOOK.VN fanpage