Bạn đang ở đây

Làm sao phân biệt cảm cúm và cảm lạnh?

Cuối năm cũng là lúc thời điểm các virus gây bệnh cảm hẹn hò. Bạn đã lận lưng những bí kíp “nhỏ nhưng có võ” để bảo vệ cơ thể chưa?
Khi nghẹt mũi, hắt hơi hay ngứa cổ, bạn nghĩ mình đã bị cảm, nhưng là... cảm cúm hay cảm lạnh? Chúng ta thường dễ nhầm lẫn vì hai loại này có những triệu chứng rất giống nhau. Vậy làm sao để phân biệt?
 
 
Một cách vui như thế này nhé, bạn thử nghĩ về một chiếc xe lửa đồ chơi và một đầu xe lửa thật sự. Đụng phải một chiếc xe lửa bằng nhựa có thể làm bạn đau nhưng chỉ gây cảm giác bực mình. Khi đó bạn đã bị cảm lạnh. 
 
 
Trái lại, trải qua đợt cảm cúm giống như bị một chiếc xe lửa chở hàng hóa chạy với tốc độ cao đụng phải, nhất là khi đi kèm những triệu chứng như sốt và đau nhức cơ. Không có cách điều trị cho cả hai loại virus trên, tuy nhiên bạn có thể làm giảm những cơn đau và mau khỏi bệnh nếu xử lý đúng cách với các triệu chứng cảm.
 
Những mẹo hiệu quả nhất giúp bạn nhanh tạm biệt “kính thưa nhà họ Cảm” đều có mặt khi  xem dưới đây bạn nhé. 
Mẹo chữa cảm cúm 
 
1. Cảm cúm thường nặng và phát triển nhanh. Có thể vào buổi sáng bạn vẫn cảm thấy bình thường, nhưng đột nhiên rất mệt mỏi vào buổi trưa. Ngưng những việc đang làm, không cố viết xong email hay than vãn với đồng nghiệp, bạn nên đi thẳng về nhà. 
 
 
2. Nếu có thể đi khám bác sĩ ngay, bạn không cần mua thuốc chống virus cảm nhé. Trong trường hợp còn lại, bạn nên uống thuốc càng sớm càng tốt vì sẽ làm thời gian mắc bệnh ngắn hơn một ngày. Bên cạnh đó, bạn nhớ gọi điện thông báo cho bạn bè, người thân để tránh lây bệnh.
 
3. Trên chiếc bàn cạnh giường, bạn nhớ thủ sẵn khăn giấy, nhiệt kế, mặt nạ cho mắt và đồ sạc pin điện thoại. Bạn chuẩn bị tinh thần có thể nằm suốt trên giường trong ít nhất 72 giờ. 
Nghỉ ngơi là người bạn tốt nhất của bạn trong lúc này. Khi đó, hệ thống miễn dịch sẽ có thời gian tập trung sản xuất  cytokines, một hoạt chất giúp tấn công tế bào virus. Nếu muốn nói chuyện với người khác, bạn nên dùng điện thoại hoặc Skype. 
 
4. Uống một ít trà xanh. Nghiên cứu của Trung tâm Y tế Cleveland Clinic, Ohio, Mỹ, cho biết uống hai hoặc ba tách trà/ngày có thể giúp nhanh hết cúm. Bạn không nên uống sữa vì bơ sữa có thể làm đờm dày hơn khiến bạn khó chịu hơn. 
 
5. Bạn nên uống nước nhiều gấp đôi lượng nước bình thường. Virus gây cảm cúm có thể làm cơ thể mất nước, tình trạng này có thể kéo dài trong suốt thời gian bệnh.
 
Nếu được, bạn nên uống loại nước có chứa chất điện giải (electrolytes) vì sẽ bổ sung nước tốt hơn. Hoặc bạn cũng có thể uống nước dừa, một nguồn tự nhiên chứa nhiều electrolytes.
 
6. Bạn có thể không muốn ăn gì nhưng nạp nhiều calorie sẽ có lợi cho hệ miễn dịch. Bạn nên ăn một ít súp gà, món này có thể chống lại virus cúm, theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Montefiore, New York, Mỹ. 
 
Để giảm đau đầu, đau cơ và hạ sốt, bạn cũng có thể dùng thuốc ibuprofen hoặc acetaminophen. Đừng bổ sung vitamin vì không có tác dụng với cúm. 
 
7. Vào ngày thứ 3, chỉ khi cảm thấy khá hơn, bạn có thể tập vài động tác co duỗi nhẹ, đi bộ ngắn hoặc giải quyết một số công việc tại nhà. 
 
Bắt đầu ăn thức ăn đặc như khoai lang, trứng chiên vừa giàu dinh dưỡng vừa nhẹ nhàng với bao tử. Bạn nhớ tránh xa những món có chất tạo ngọt vì không tốt cho hoạt động của hệ miễn dịch.

 Khi bị cảm lạnh

1. Khi ngủ dậy, bạn sổ mũi và hắt hơi nhưng vẫn thấy khỏe. Nếu không làm việc với người già, trẻ em, bạn không cần nghỉ làm. Tuy nhiên nếu càng lúc càng mệt, bạn nên về nhà nghỉ.

2. Đi thẳng đến tiệm thuốc. So với cảm cúm, cảm lạnh thường gây chảy nước mũi, nghẹt mũi nhiều hơn, vì vậy bạn mua sẵn thuốc xịt chứa muối, thuốc thông mũi hoặc antihistamine. 
Tránh tiếp xúc với nước và uống loại thuốc trị một chứng, nghĩa là nếu chỉ sổ mũi, bạn đừng dùng thuốc trị cả đau cổ, ho và nghẹt mũi. Bạn không cần bổ sung vitamin C vì sẽ không tác dụng gì.
 
 
3. Khi đi làm, bạn cố gắng để không lây bệnh cho người khác. Mầm bệnh sẽ lây lan nhiều nhất khi bạn chảy nước mũi nặng nhất. 
 
Làm theo phép lịch sự sau bạn nhé: Che miệng khi ho, hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà-phòng ít nhất trong 20 giây và dùng chất sát trùng chứa cồn để lau chùi những chỗ vừa dùng chung với người khác như nắm cửa, điện thoại...
 
4. Bạn nhớ uống nhiều nước hơn khoảng 500ml so với ngày thường. Lượng nước dư đó sẽ làm lỏng và đẩy chất nhầy ra khỏi cơ thể. Uống một ít trà xanh sẽ giúp ích cho việc trị cảm và nhớ hạn chế các sản phẩm bơ sữa vì sẽ làm nghẹt xoang. 
 
5. Vào ngày đầu tiên, bạn nên về nhà sớm và ngủ nhiều hơn 2 tiếng. Nghỉ ngơi càng nhiều, hệ thống miễn dịch sẽ tiêu diệt càng nhanh các tế bào cảm lạnh.
 
6. Nếu bạn nằm chung giường với ai đó, tốt nhất họ nên ngủ chỗ khác. Khi bạn nằm ngủ và ho, hắt hơi không che miệng, bạn đang làm tăng khả năng lây bệnh.
 
7. Vận động cơ thể khi cảm lạnh là điều an toàn, vì vậy bạn có thể tập thể dục hay đến phòng gym như bình thường. Bạn chỉ cần nhớ các phép lịch sự như lau sạch dụng cụ sau khi tập... Bên cạnh đó, bạn lắng nghe cơ thể nhé, nếu cảm thấy mệt, bạn có thể tập ít lại hoặc bỏ qua bài tập nặng. 
 
8. Uống một ly rượu sau khi tan sở không là vấn đề lớn. Một ít cồn không làm bệnh nặng hơn nhưng nhiều quá sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch. Tốt nhất, bạn bỏ qua những bữa tối vui vẻ và có thể say túy lúy cùng bạn bè. Hơn nữa, thức khuya cũng không tốt.
 
9. Trung bình cảm lạnh kéo dài không quá một tuần. Tuy nhiên ngay cả khi các triệu chứng đã hết hẳn, mầm bệnh vẫn có thể lây lan trong vài ngày nữa. 
 
Nếu sau bảy ngày bạn vẫn còn sổ mũi, cảm lạnh có thể đã biến thành nhiễm trùng xoang. Cảm lạnh gây viêm và sưng đường mũi, gây ảnh hưởng đến các xoang nằm tiếp sau đó. Lúc này, bạn cần đi khám bác sĩ. 

 

 Theo Women's Health 

 
people like INLOOK.VN fanpage