Bạn đang ở đây

Tiếng hát từ trái tim người lính

Chiến tranh đi qua đã lâu, thế nhưng mỗi khi những lời ca, tiếng hát viết về người lính, về không khí của cuộc cách mạng, chiến đấu vì hòa bình dân tộc được cất lên, mỗi người đất Việt lại càng thêm tự hào hơn về Tổ quốc, về những con người kiên cường, anh dũng xông pha lửa đạn một thời chỉ vì mong muốn hòa bình.

"Đời mình là một khúc quân hành, đời mình là bài ca chiến sĩ.
Ta ca vang, triền miên qua tháng ngày,
Lượn bên trên núi đồi biên cương đến nơi đảo xa.
Mãi mãi lòng chúng ta, ca bài ca người lính.
Mãi mãi lòng chúng ta, vẫn hát khúc quân hành ca..."

Khúc ca hùng tráng đã tạo nên sức mạnh vượt lên trên bom đạn của kẻ thù.

Chiến tranh đi qua đã lâu, thế nhưng mỗi khi những lời ca, tiếng hát viết về người lính, về không khí của cuộc cách mạng, chiến đấu vì hòa bình dân tộc được cất lên, mỗi người đất Việt lại càng thêm tự hào hơn về Tổ quốc, về những con người kiên cường, anh dũng xông pha lửa đạn một thời chỉ vì mong muốn hòa bình.

Khi xã hội phát triển để đáp ứng được nhu cầu giải trí của con người, có rất nhiều sân chơi truyền hình ra đời nhằm phục vụ nhiều đối tượng khác nhau. Thế nhưng chỉ có duy nhất chương trình Gia đình tài tử là sân chơi của đại gia đình, với nhiều thế hệ.

Gia đình có thể là những người nông dân gắn bó với ruộng đồng hay gia đình của những người lính năm xưa đã anh dũng chiến đấu, và cũng có thể là gia đình công nhân viên chức... Dù là gia đình thuộc thành phần nào thì tất cả họ đều có chung một niềm đam mê âm nhạc, khát khao xây dựng, vun đắp, kết nối gia đình mình với một tình yêu gia đình mãnh liệt.

Khi tham dự chương trình không phải ngẫu nhiên mà những tác phẩm về người lính về cuộc cách mạng cứu nước, giữ nước được chương trình lựa chọn và được các gia đình nhiệt tình hưởng ứng, đặc biệt đối với những ai đã từng xông pha lửa đạn một thời thì nhạc cách mạng với họ mỗi bài hát là một kỷ niệm là một sự tự hào lớn lao. Khán giả hẳn sẽ khó quên lời dặn dò của cô Đoàn Hồng Duyên nói với cháu của mình: "Những khúc ca hùng tráng đã tạo nên sức mạnh vượt lên trên bom đạn của kẻ thù". Màn trình diễn Hát mãi khúc quân hành của đại gia đình cô Hồng Duyên với trang phục, nón và những động tác vũ đạo hợp với nhịp của bài hát đã gợi lên một không khí hành quân hào hùng, nhộn nhịp.

Cũng chọn thể loại này gia đình chú Đỗ Thanh Tỉnh với ca khúc Qua sông đã thể hiện được tình cảm của những người dân hết lòng giúp đỡ những người lính để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trong phần thể hiện của gia đình chú Tỉnh, khán giả thật sự ấn tượng với một thành viên nhí là một bé gái, bằng nét đáng yêu, tự tin và giọng hát vang bổng, đã góp thêm nét ấn tượng cho phần thể hiện của gia đình.



Tiếng hát từ trái tim, từ sự tự hào ngập tràn sân khấu Gia đình tài tử.


Qua lời bài hát một lần nữa chúng ta nhận thấy tình đoàn kết gắn bó và giúp đỡ nhau là vô cùng quan trọng. Không đơn thuần là sự gắn bó, đoàn kết trong gia đình mà còn là sự chia sẽ gắn kết trong xã hội. Đến với gia đình của chú Đỗ Xuân Hùng cùng ca khúc Tiểu đoàn 307, như chú Hùng tâm sự chú trước kia cũng là một trong những người lính của tiểu đoàn, nay dù chiến tranh đã qua đi, những người đồng đội của chú có người mãi mãi trở về với đất nhưng những kỷ niệm về những ngày tháng chiến tranh máu lửa ấy không bao giờ phai mờ trong tâm trí của chú. Dù khó khăn nhưng tinh thần văn hóa văn nghệ luôn tồn tại và góp phần tiếp thêm sức mạnh để những người lính có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ngay tại sân khấu Gia đình tài tử những lời hát xuất phát từ con tim người lính năm nào, các cô, các chú không chỉ hát cho mình mà còn hát cho những người đồng đội của mình năm xưa...

Sân khấu của Gia đình tài tử còn làm một nhiệm vụ hết sức đặc biệt, mang những lời nhắn gởi của các cô các chú đến với những người đồng đội nơi xa và cả những người đồng đội đã lâu chưa gặp lại với hy vọng có thể sớm gặp lại nhau, gặp lại những người đồng đội đã từng vào sinh ra tử, cùng chí hướng chiến đấu.

Đề tài nhạc cách mạng chỉ là một trong rất nhiều đề tài nhưng những bài hát về chiến sĩ anh hùng, về cuộc đấu tranh trường kỳ vì sự nghiệp độc lập của Tổ quốc luôn có một vị trí đặc biệt trong long gia đình dự thi và cả những khán giả truyền hình trên khắp đất nước.

Dẫu biết rằng nền kinh tế thị trường vô tình khiến chúng ta chạy theo vòng xoáy của đồng tiền, bận rộn với những công việc bản thân để rồi quên đi gia đình thân yêu của mình, quên đi những điều vô cùng đơn giản như bữa cơm gia đình hay chúc ngủ ngon với những người mình yêu thương... Cần lắm những chương trình như Gia đình tài tử ra đời góp phần tác động đến thái độ của từng người, dù không trực tiếp tham gia nhưng khi xem chương trình bản thân ta tự cảm thấy yêu gia đình mình hơn và muốn làm điều gì đó với họ. Cuộc sống không tồn tại hai chữ "giá mà" thế nên hãy hành động đừng để mất đi rồi mới hối hận...



Xem trích đoạn Gia đình tài tử số 43.
 

Phạm Phú
Clip: YouTube

people like INLOOK.VN fanpage